/* Chú thích : Đoạn code JS trên là để hiển thị các Submenu con, nếu bạn có nhiều hơn 12 menu chính thì cứ việc thêm code tương tự vào, dư cũng ko sao, nhưng tốt nhất nên thêm vừa đủ. */ /* Xóa đoạn chú thích này khi thực hiện */
Home
Menu 1
Menu 2
Menu 3
Menu 4
Menu 5

Thứ Năm, 2 tháng 2, 2012

Gánh nặng trước bạ cho người mua ôtô Việt Nam

Chiếc Xe Kia Morning nhập khẩu cũ giá 360 triệu đồng sẽ phải chịu khoản phí lên tới 92 triệu để lăn bánh trên đường Hà Nội. Thị trường ôtô chuẩn bị cho thời kỳ khó khăn trong 2012.

Từ 1/1/2012, mức phí 15% sẽ được áp dụng cho TP HCM (hiện là 10%) và 20% cho Hà Nội (hiện là 12%). Còn 20 ngày nữa để giới kinh doanh xe mời chào những ai muốn "chạy thuế". Rồi sau đó sẽ là một bài toán khó cho những ai có nhu cầu mua ôtô bởi chi phí cuối cùng sẽ tăng lên đáng kể.

Các mức phí trước bạ mà khách hàng sẽ phải nộp.
Các mức phí trước bạ mà khách hàng sẽ phải nộp sau ngày 1/1/2012. Mức giá tính thuế (X) phụ thuộc vào biểu riêng. Nếu giá trị xe trên hóa đơn thấp hơn, cơ quan thuế áp mức có sẵn trên biểu thuế. Còn nếu giá xe trên hóa đơn cao hơn, cơ quan thuế dùng giá trên hóa đơn.

Chẳng hạn khách hàng Hà Nội mua Kia Morning cũ nhập khẩu giá 360 triệu đồng sẽ phải đóng 72 triệu tiền phí trước bạ. Thêm 20 triệu cho đăng ký biển số. Như vậy tổng chi cho chiếc xe hạng nhỏ sẽ là 452 triệu đồng, chưa kể những phí "mềm" khác như bảo hiểm bắt buộc, bảo hiểm thân vỏ. Theo phí hiện tại là 45 triệu đồng cho trước bạ và biển số.

Với trước bạ cao, khách hàng sẽ phải làm quen với bài toán ngược. Một tỷ đồng chỉ đủ mua chiếc xe 800 triệu. Hai tỷ đồng đủ mua xe 1,7 tỷ. Còn nếu có 600 triệu và định mua Ford Fiesta hatchback? Họ sẽ phải nghĩ lại vì từng đó chỉ mua được xe giá 500 triệu đồng như Chevrolet Cruze số sàn hay Kia Morning 2012.

Ở TP HCM, sức ép ít hơn. Mức tăng trước bạ từ 10% lên 15% sẽ làm chi phi cho trước bạ tăng khoảng 5% trên mức giá. Sau 1/1/2012, khách hàng chỉ phải bỏ thêm 18 triệu đồng cho cùng chiếc Morning cũ 360 triệu.

Tin đồn tăng trước bạ xuất hiện tới vài tháng trước đây nhưng không giống các năm trước, thị trường chỉ nhích lên chút xíu. Do vậy quyết định tăng chính thức cũng chưa chắc tạo nên làn sóng chạy thuế rầm rộ. Nó sẽ chỉ tác động đến những người thực sự có nhu cầu và đang sẵn tiền trong tay. Còn với những ai mua xe trả góp, lãi suất vay 21% một năm cùng thủ tục ngân hàng rắc rối cũng là rào cản.

Đây thực sự là sức ép cho thị trường ôtô vốn không mấy sôi động trong 2011 bởi hai thị trường TP HCM và Hà Nội này chiếm tới trên 70% doanh số trên cả nước. Hiện đã sang tháng 12 mà các liên doanh vẫn phải tung ra hàng loạt gói khuyến mãi nhằm cán đích doanh số mục tiêu.

Giới nhập khẩu ôtô không chính ngạch cũng chẳng thể vui vì thông tư 20 đang khóa nguồn hàng xe mới. Những xe nhập trước khi thông tư 20 có hiệu lực sắp hết. Nếu khách hàng đổ xô đi mua để chạy thuế thì các đơn vị này vẫn rơi vào tình cảnh sang 2012 không còn gì để kinh doanh.

"Năm tới, chỉ những đơn vị trường vốn dài hơi và quy mô lớn mới có thể sống sót. Còn lại hàng loạt công ty nhỏ sẽ phải đóng cửa do sức ép từ thuế, ngân hàng ngừng cho vay và người dân không còn tiền mua xe", giám đốc một công ty chuyên kinh doanh xe Hàn quốc nhận định.

71 nhận xét:

  1. Thuế tăng chỉ làm cho người có tiền mua xe tốn thêm 1 ít nữa chứ không thể làm cho họ không mua xe ... và tại sao nhà nước lại cấm xe oto,vì tắc đuờng kẹt xe ư ??? và nếu nhà nước đạt được mục đích của mình thì người dân sẽ mãi mãi đi xe máy,cả đời làm việc và phấn đấu thì vẫn mãi hít khói bụi đường,còn các vị quan to chức bự vẫn chễm chệ ngồi oto đi làm,và người cứ phải đóng thuế trả nợ do một số vị gây thất thoát ,cái vòng luẩn quẩn này bao giờ mới hết và VN bao giờ mới

    Trả lờiXóa
  2. Chán lắm !
    Biết bao giờ VN mới bằng được các nước trong khu vực, với cách điều hành kiểu này VN lại tụt hậu 50 năm, không hiểu nhà nước lãnh đạo kiểu gì những cán bộ không đủ năng lực lại làm quản lý nhỉ ! pó tay mấy ông nàyy thôi,

    Trả lờiXóa
  3. Đi ngược quy luật phát triển
    Tăng thuế nhằm giảm người mua xe, nhưng thực tế có giảm được không?
    Kẹt xe, nguyên nhân chính là gì, đâuphải bởi ô tô, mà do xe máy lạng lách, leo lên vỉa hè, chèn trước đầu ô tô tại các ngã tư... như vậy lỗi không phải ở ô tô mà ở xe máy các bạn ạh.
    thời tiết thì ngày càng xấu, môi trường thì ô nhiểm, khói bụi... kiếm cái xe để đưa con đi học (thế hệ tương lai đấy các bạn) cho an toàn, tránh mưa gió, bụi bặm thì lại bị tăng thuế, thu nhập ít ỏi thì lấy già mà mua.
    Nếu muốn mua xe, mua nhà thì phải làm gì để có tiền để mua với giá cao như vậy,trừ trường hợp cố tình làm sai để ... có tiền, tranh thủ làm việc riêng trong giờ hành chính để kiếm thêm thu nhập... Như thế lại tạo cơ hội cho 'nhũng nhiểu', ăn cắp thời gian của người mua sức lao động và vô hình chung đã ép người dân phải đi xe máy và lại kẹt xe, con cái bệnh tật, để tăng chi phí khám chửa bệnh...
    Với cái vòng luẫn quẫn như vậy, thủ hỏi có lãnh đạo nào giám cam kết sẽ tự kỹ luật mình hay từ chức... nếu việc tăng thuế không giải quyết được sự phát triển của nền công nghiệp ô tô trong nước và giảm kẹt xe.

    Trả lờiXóa
  4. Tôi vẫn hay hỏi tại sao giá ô tô của chúng ta lại đắt như vậy? Ở châu âu, Mỹ hay Nhật có khi chỉ bỏ ra hơn 10 ngàn đô là có một chiếc xe tốt để đi, vậy mà ở VN thì khó quá. Bỏ ra khoảng 30 ngàn đô chưa chắc có xe tốt mà đi. Có phải vì chúng ta muốn phát triển thị trường xe trong nước không?
    Nhà nước muốn người dân đi xe trong nước sản xuất ư? Nhưng đến bao giờ chúng ta mới sản xuất được xe hơi đây, khi bây giờ sản xuất ra một cái piston còn chưa làm được? Hay vì hệ thống giao thông của chúng ta quá kém nên không thể cho phép nhiều xe lưu thông trên đường được? Ước mơ mua xe hơi của người VN ngày càng xa vời

    Trả lờiXóa
  5. Nếu Tăng thuế mà không giảm ùn tắc thì các đại biểu có dám cam kết là vẫn tắc sẽ giảm thuế xuống 10 lần không
    đúng là nực cười

    Trả lờiXóa
  6. Để cho giá xe ô tô bị đánh thuế, phí, lệ phí cao như hiện nay là do lỗi hệ thống và cả mỗi cá nhân chúng ta. Bài viết " các bác bức xúc, em cũng bức xúc..." của tác giả Phúc Tâm vẫn với với giọng văn hài hước hóm hỉnh, nhiều hàm ý sâu sắc cho chúng ta rất nhiều điều phải suy nghĩ. Ai cũng có cái sai, cả nhà nước , các tổ chức và người dân, nhưng đều đổ lỗi cho nhau tức là " chửi đổng" . Tôi thấy bi hài nhất là câu " tắc đường lại chửi đổng" . Rất vu vơ như thể không có mình trong đó. Hay !

    Trả lờiXóa
  7. Hạn chế xe máy
    Với chính sách hiện tại của nhà nước là hạn chế xe otô như vậy là tạo điều kiện cho xe máy phát triển, làm tăng tai nạn giao thông và đi ngược lại với một quy luật của một xã hôi phát triển!

    Trả lờiXóa
  8. Quản lý yếu kém
    Việc quản lý yếu kém, những người làm đường lối không có cái nhìn lâu dài, trong khi đó lại quá ích kỹ, chỉ biết vụ lợi là nguyên nhân của những quy định không giống ai. Xã hội VN đang đi ngược lại với lịch sử và xu thế chung của toàn cầu, khi mà người dân phải gánh quá nhiều loại thuế với mức cao vô lí.

    Trả lờiXóa
  9. Nhà quản lý và chiếc ô tô
    Các nhà quản lý đang bất lực với những hậu quả mà chính họ tạo ra, rơi vào vòng luẩn quẩn để rồi ban ra nhiều quy định hết sức ấu trĩ. Lần này họ đang cố gắng ngăn cản nhu cầu và sự phát tự nhiên của xã hội. Họ sẽ không thuyết phục được ai. Người dân cần những giải pháp thuyết phục và có tầm! Và cuối cùng nhìn vào chất lượng cuộc sống thực của đa số dân về mọi mặt là biết trình của những nhà quản lý nhà nước.
    Còn ô tô, đơn giản là một phương tiện rất an toàn, tiện lợi và văn minh. Thiết nghĩ, chưa có giải pháp còn hơn là cố nghĩ ra giải pháp ẫu trĩ. Nói thêm chuyện hạ tầng, các bác có “trách nhiệm” vẫn phát biểu rằng, thất thoát trong xây dựng cơ bản là 30 % (Thực tế có thể hơn?), chỉ thế là hiểu tất cả

    Trả lờiXóa
  10. Một chính sách mới của nhà nước!
    Tôi không dám khẳng định một chính sách mới của nhà nước là sai nhưng tôi thấy việt tăng thuế trước bạ là không khả thi cho việc hạn chế ùn tắc giao thông.Giả sử Việt Nam có hạn chế được số lượng xe tăng,nhưng ý thức của mọi người về giao thông kém thì tai nạn giao thông và ùn tắc vẫn diễn ra.Tôi là một người dân có thu nhập tương đối ổn định,tôi cũng muốm mua một chiếc xe cho gia đình đi mỗi khi đi đâu đó xa từ năm 2009 nhưng vì giá xe không ổn định nên tôi do dự và tính toán ki lưỡng nhưng giờ nghe nói thuế trước bạ và lệ phí đăng kí tăng tôi đã quyết định bỏ ý định mua xe.
    Ở tỉnh tôi có nhiều đại gia kinh doanh rất giàu và họ có thể bỏ ra vài tỉ để mua một chiếc xe xịn mà không thấm tháp vào đâu huống chi chỉ việc tăng vài phần % thuế trước ba và mấy chuc lần lệ phí đăng kí xe.Ông bà ta có câu"nghèo khổ"tôi ngẫm nghĩ cũng vui vui..hi...

    Trả lờiXóa
  11. Chính sách làm khổ dân thêm
    Bài toán tăng các loại thuế phí lệ phí ô tô, theo tôi nghĩ là giải pháp làm lợi cho một nhóm người, chứ không phải là cách làm giảm ô tô trong các thành phố lớn. Như có bạn đã nói, khi đã có nhu cầu thì sẽ bằng mọi giá để mua. Nhu cầu cuộc sống đòi hỏi ngày càng cao, nếu trước thời điểm tăng các loại thuế phí, tôi co thể mua xe khoảng 700triệu, khi tăng thuế, tôi vẫn mua loại xe tầm tiền đấy. Thử hỏi làm sao mà giảm được lượng xe đăng ký được.
    Mặt khác thời gian này lượng xe tiêu thụ thấp là do cuộc khủng hoảng kinh tế làm nhiều gia đình không còn dư giả như trước nên thị trường ô tô mới bị ảnh hưởng. Mặt khác nữa, hiện những người có tiền đã mua ô tô rồi, còn những người chưa có tiền thì không biết đến bao giờ mới có xiền...Ô tô chỉ giành cho nhà giầu thôi.

    Trả lờiXóa
  12. Tăng thuế chức bạ xe lợi không bằng hại
    Tăng thuế chức bạ. Nguồn thu không đáng kể bất lợi nhiều, một chiếc xe tốt lưu hành sẽ an toàn hơn hay một xe chất lượng kém hơn? Để tạo nguồn thu thì phải kích cầu kind tế, cái xe phục vụ cho người có nhu cầu công việc thực sự và khối dịch vụ ăn theo, vậy sao không sử dụng biện pháp khác như tiền thế chấp vừa ràng buộc trách nhiệm người lái xe tạo ý thức chấp hành luật giao thông, giảm tải cho cơ quan quản lý.
    Tại sao tắc đường lại đổ lỗi cho tại nhiều xe?

    Trả lờiXóa
  13. Vấn đề là tăng nguồn thu NSNN
    Vấn đề ở đây là tăng nguồn thu NSNN thôi, chứ có giải quyết được vấn nạn XH đâu? Nãn...

    Trả lờiXóa
  14. Hà Nội sẽ thất thu thuế
    Nếu đăng ký một xe ô tô ở Hà Nội tốn tiền bằng 2 lần đăng ký một xe ở Hải Phòng, thì tôi sẽ nhờ đăng ký biển số Hải Phòng để đi ở Hà Nội, cứ hai ô tô của Hà Nội mà có một cái nhờ đăng ký ở tỉnh khác thì Hà Nội đã thất thu 2% thuế trước bạ. Các nhà làm chính sách đang tính quẩn quanh rồi. Tăng thuế trước bạ và phí cấp biến số không thể tăng ngân sách được và cúng không thể giám tắc đường được.

    Trả lờiXóa
  15. Tư duy ấu trĩ kiểu mới!
    Tăng phí trước bạ- một tư duy ấu trĩ kiểu mới! Tôi đã sử dụng otô vào mục đích công việc, do có nhu cầu thực sự. tôi thấy tăng vài chục triệu đồng khi mua một chiếc otô mua giá 1 tỷ đồng thì chẳng thấm vào đâu, điều đó chỉ gây nên nhiều bức xúc trong dư luận xã hội mà thôi, nếu không tin các nhà quản lý cứ làm một thăm dò ý kiến độc lập với người dân xem hiệu quả của việc này đến đâu, nhiều người cho răng xã hội đang cần sự phát triển đi lên, nhưng chính các nhà quản lý - với mục đích phát triển đất nước lại đưa ra những chính sách kìm hãm sự phát triển ấy. Đó là một tư duy ấu trĩ kiểu mới!.
    Tại sao không làm những việc như: Mở rộng lòng đường, tăng diện tích giao thông, tăng khả năng lưu thông tại các đường giao nhau, tăng cường ý thức một bộ phận người dân khi tham gia giao thông.. đưa luật giao thông vào dạy tại tất cả các bậc học..... Một vấn đề quan trọng của giao thông ở Hà Nội và TP HCM là làm sao các nhà quản lý làm cho "các nút giao phải thông."đừng có suy nghĩ và việc làm ấu trĩ nữa.

    Trả lờiXóa
  16. Nhân cái ví dụ về mua và sử dụng xe của bạn bạn bên Sing. Vấn đề là giá mua xe ở VN đang cao gấp mấy lần Sing. Giả sử cao gấp 2 thôi, chưa nói đến gấp 3-4 lần thì sử dụng xe ở Sing vẫn bèo hơn VN.

    Trả lờiXóa
  17. Trước khi gia nhập WTO, thuế nhập khẩu 100%, thì thuế trước bạ 10%.
    Tới năm 2018, nếu thuế nhập khẩu giảm còn 0%, thì bạn yên tâm đi, thuế trước bạ sẽ là 100%.
    Thuế trước bạ mới 15% hay 20% mà đã than, yên tâm sẽ còn tăng tới năm 2018, để cân bằng với tỷ lệ giảm thuế nhập khẩu
    Người dân Việt Nam đi xe 2 bánh còn kẹt xe, giảm giá ô tô, thì giao thông thế nào bạn, phải dùng chế tài để quản lý chứ.

    Trả lờiXóa
  18. Sắp tới chắc xe biển ngoại tỉnh lại chạy đầy thủ đô giống như cái thời mỗi người chỉ được đăng ký 1 cái xe máy. Không biết bao giờ hết khổ?

    Trả lờiXóa
  19. Có mấy ý kiến "dọa" Nhà nước là đem xe đăng ký ở các tỉnh khác rồi đem về Thủ đô dùng. Thưa các vị, các vị vẫn thua Nhà nước. Chỉ sau khi số xe đăng ký ở các tỉnh lân cận tăng lên, sẽ có một ý kiến đề nghị không cho xe ngoại tỉnh vào Hà Nội hoặc muốn vào Hà Nội phải đóng thuế theo giờ, chẳng hạn 100000/xe/h, tất nhiên ý kiến đó sẽ được đem ra hội thảo (giả vờ) và sau đó được chuẩn y. Sau khi áp dụng vài ngày, trong một chương trình thời sự một phát thanh viên nói:" quyết định trên được đa số nhân dân đồng thuận"

    Trả lờiXóa
  20. Đây vẫn là chiêu kích cầu mà thôi , năm nào đợt cuối năm cũng có chiêu này

    Trả lờiXóa
  21. Sau 1 năm, hoặc 2 năm từ 1/1/2013 và 1/1/2014, Hà Nội cần đưa ra số liệu thống kê về các điểm ùn tắc, số tai nạn, số tử vong, bị thương và so sánh với năm 2011. Nếu các con số thống kê vẫn không khác, thì tăng phí trước bạ, tăng phí làm biển ô tô không phải là giải pháp, chỉ làm cho người dân có nhu cầu đi xe ô tô thực sự thêm tốn kém. Lúc đó, Hà Nội cần bãi bỏ mức thu phí trước bạ này.

    Trả lờiXóa
  22. Xe máy thì tai nạn, cháy nổ tùm lum, ô tô thì đắt nhất thế giới. Cứ quản lý kiểu như thế này thì người Việt ta lại trở về thời kỳ tiền sử là đi bộ cho an toàn và chống ùn tắc. Khi đó dép bitis nâng niu bàn chân Việt sẽ đắt hàng các bác ợ!

    Trả lờiXóa
  23. Yếu kém trong quản lý ,bức xúc trong dư luận , người dân sẽ như thế nào khi nhìn nhận thẳng vấn đề rằng người dân việt nam trong danh sách nghèo gần như là nhất thế giới mà lại phải chịu mức thuế để mua một chiếc ôtô cao số 1 thế giới. Đối với những nước thu nhập cao nhất thế giới thì giá một chiếc camry mà tâm trung của xã hội mong muốn sở hữu là 600 triệu còn ở nước ta là 1.1 tỷ hệ quả của những vấn đề gây ra không có sự giải thích logic sẽ gây ra bức xúc như vậy là một sự thực rất nực cười ?

    Trả lờiXóa
  24. Tăng phí trước bạ không phải là cách làm giảm tình trạng ùn tắt giao thông, tăng phí trước bạ giống như tạo mặt bằng giá mới cho xe và những người muốn mua xe để phục vụ nhu cầu thật sự sẽ không ngại vấn đề này. Giao thông vẫn sẽ ùn tắt...sao không di dời bớt các trường Đại Học...các cơ sở sản xuất ra ngoại thành. cấm tuyệt đối dùng vỉa hè làm mục đích khác cho đường phố thông thoáng. Nâng cao ý thức giao thông của người dân, làm thêm cầu vượt cho các tuyến đường đông để giao thông được thông suốt, nâng cao chất lượng xe bus...tóm lại tăng phí trước bạ chẳng đem lại kết quả gì tôi và tất cả mọi người có nhu cầu thật sự vẫn mua xe dù giá có tăng?

    Trả lờiXóa
  25. Có thể nhờ người ngoài thành phố đứng tên
    Nói tăng lệ phí trước bạ và những quy định áp dụng riêng cho đô thị đặc biệt như HN và TPHCM để hạn chế xe lưu thông trong nội thành thiết nghĩ chưa chắc phát huy tác dụng vì có thể nhờ người ngoại tỉnh đứng tên sau đó mang về TP xài. Có sao đâu. nói chung tầm quản lý chưa cao.

    Trả lờiXóa
  26. Đồng ý với Lê Văn Đức
    Rất đồng ý với bạn Lê Văn Đức. Tại những nước phát triển việc làm chủ sở hữu một chiếc xe ô tô quá đơn giản, giá trị của những chiếc xe phổ thông rẻ hơn rất nhiều so với VN. Nhưng để lưu thông một chiếc xe không hề đơn giản đối với rất nhiều người có thu nhập chưa cao. Ngoài các khoản bảo hiểm rất cao, phí trông giữ xe, điểm đỗ...tuỳ khu vực, lệ phí các loại, xăng, nhớt, dịch vụ...cũng cao hơn rất nhiều. VN ta rửa xe quá rẻ.
    Bên Úc đa phần tự rửa, ra tiệm thì người thu nhập thấp chắc khó mà chịu nổi. VN thì ngược lại, xe quá đắt, nhưng lưu thông lại quá đơn giản, việc học và cấp bằng cũng quá rẻ. Vấn đề kẹt xe và hạn chế phương tiện mang tính toàn cầu, quốc gia nào cũng gặp phải. Ý kiến trái chiều giữa Chính Phủ và quyền lợi được lưu thông bằng phương tiện của mình luôn có khoảng cách xa, chứ đừng nói gì đến VN. Nếu bạn là bộ trường GT hoặc thành viên chủ chốt trong UB an toàn giao thông quốc gia thì bạn sẽ làm gì ?

    Trả lờiXóa
  27. Tôi đồng ý vơi MrMink
    Tăng thuế mà chỉ áp dụng cho HN và TP HCM thử hỏi người dân họ sẽ luồn lách đăng ký ở tỉnh khác đem xe về HN, TP HCM dùng như xe máy trước đây thì cơ quan quản lý làm gì? Theo tôi Nhà nước phải làm bài toán thu phí dịch vụ thì phải đi đôi với châts lượng dịch vụ. Mình đừng đổ lỗi do hạ tầng, do hạn chế nguồn vốn đầu tư mà không đầu tư được hạ tầng.
    Thử nhìn xem những khu đô thị mới, quy hoạch đã đáp ứng nhu cầu chưa? Mình tăng thuế, tăng phí với ô tô trước mắt người dân sẽ khổ hơn vì không có đủ khả năng để sắm cho mình phương tiện giao thông tốt hơn (tốt hơn rất nhiều so với xe máy), và sau nữa thì các ngành sản xuất phụ trợ cũng không có động lực phát triển (vì oto đi kèm nhiều hơn những sản phẩm phụ trợ) rồi người dân ít có việc làm hơn đó là 1 bài toán luẩn quẩn của nhà quản lý.

    Trả lờiXóa
  28. Người dân ngày càng bất mãn
    Những quyết định chính sách cứ thay đổi chóng mặt mà không cải thiện được tình hình. Cái gì cũng tăng chỉ tổ làm sự bất mãn trong dân chúng ngày càng nhiều, nhà nước hãy xem xét lại những quyết định của mình để hợp lòng dân, tránh những hậu quả đáng tiếc.

    Trả lờiXóa
  29. Bài toán này không khả thi chút nào cả, HN cao quá thì về các tỉnh đăng ký cho rẻ! CSGT vốn đã khó quản lý phương tiện cá nhân, nay sẽ càng khó hơn. Vấn nạn kẹt xe nước ta là do quy hoạch vùng kinh tế và hệ thống giao thông kém dẫn đến HN và TP. HCM bị quá tải. Vậy nay vì sự yếu kém của một số người mà dân HN và SG phải chịu thuế cao sao?

    Trả lờiXóa
  30. - Ôtô là phương tiện hiện đại, an toàn, cả thế giới xài lâu rồi, VN ta thì xem là hàng xa xỉ (nhưng biết đâu cả thế giới sai, VN mình mới nhìn xa trông rộng?). - Đùa thôi, VN còn nghèo mà, ôtô phải xa xỉ thôi. Nhưng mà…các bác lãnh đạo của nước ta đang đi lại bằng phương tiện gì nhỉ? Haizzz, muốn hạn chế người dân xài thi các bác phải gương mẫu trước chứ. - Thôi thì … xe gắn máy muôn năm ! Hèn gì, slogan cua HONDA : “tôi yêu VN!” Buồn 5 phút, 5 phút buồn 1 lần....

    Trả lờiXóa
  31. Vô lý. Chẳng nước nào làm như vậy cả. Nghèo và lạc hậu như Lào và Campuchia cũng không có tình trạng vô lý về giá + thuế + phí như ô tô ở Việt Nam. Các nhà hoạch định chính sách và các nhà quy hoạch phải động não lên mà nghĩ cách cho dân.

    Trả lờiXóa
  32. Mua chiếc xe thuộc loại cà tàng cũng đã 500t thì thử hỏi làm thế nào mới mua được? Nó cứ ngược đời kiểu gì ấy nhỉ.Chán !!

    Trả lờiXóa
  33. Thuế như vậy đã ổn chưa khi người dân ở hai TP "nhớn" nhờ người tỉnh khác đăng ký và sử dụng? Vấn đề là ở chỗ nhà ta cư chui vào TP nhớn để rồi lên hết chính sách này chính sách kia. Chẳng có giải pháp nào triệt để, để rồi khi phát sinh vấn đề rồi lại nêu chính sách khác thôi. Vấn đề di dời, giãn dân...phải thực hiện ngay và lập tức, phải quy định thời hạn cụ thể. Chứ không thì tắc đường còn dài dài....

    Trả lờiXóa
  34. Dân đã khổ lắm rồi đấy,góp đươc tí tiền để cuối năm mua xe thì lại tăng thuế,ức quá đi mất.nhưng khi đã quyết rồi thì vẫn phải mua thôi các Bác nhỉ.dân Ta vẫn chịu chơi nhất đấy thôi.CP có tăng thuế nữa thì em cũng chẳng "NGÁN",ăn chơi thì không sợ mưa rơi.thử xem có giải quyết được ùn tắc không hay là chỉ thu thuế của DÂN.

    Trả lờiXóa
  35. Tôi nghỉ là mấy bác quản lý cần gi phải suy nghỉ cho mệt đầu óc , giờ có tăng lên 50 hay 100% thuế thì củng chẳng hạn chế được bao nhiêu, chi bằng ta cấm mua bán, nhập khẩu ô tô luôn đi cho nó triệt để.

    Trả lờiXóa
  36. Xe hơi....người dân cũng hết hơi.
    Không biết các lãnh đạo, những ông làm chính sách có lên mạng đọc những Comment này không ? Hay Bận họp......

    Trả lờiXóa
  37. Tăng Thuế liệu có phải là giải pháp chống ùn tắc giao thông
    Tăng phí trước bạ lên 20% liệu có phải là giải pháp chống ùn tắc giao thông ở HN? Nếu trứơc bạ tăng lên, người cần mua xe ko đăng ký tại HN mà nhờ người quen ở tỉnh khác đăng ký hộ rồi lại đưa về HN lưu thông thì có cấm được không? Theo cá nhân tôi thì cần nâng cấp đường trước, sau mới tính đến việc hạn chế xe cá nhân
    Tôi đi rất nhiều tuyến phố ở HN, tôi thấy xuất hiện những ổ Gà, lúc đầu ổ Gà nhỏ, sau 1-2 tuần thì ổ Gà thành ổ Voi, thiết nghĩ khi xuất hiện ổ Gà mà được cơ quan chức năng xử lý ngay thì vừa tránh được tai nạn, giảm ùn tắc (vì khi có ổ Gà các phương tiện đến nơi đều giảm tốc độ, mà lượng phương tiện lưu thông lớn dẫn đến ùn tắc) và không lãng phí tiền của nhà nước, Nên đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng trước khi hạn chế phương tiện giao thông cá nhân.

    Trả lờiXóa
  38. Không hiểu nổi!
    Đời này kiếp này kể cả đời sau Việt Nam vẫn cứ đi xe đạp và gắn máy. Lấy da bọc sắt, trách sao tai nạn giao thông chết người nhiều hơn chiến tranh. Không hiểu các nhà lãnh đạo đang làm gì để đất nước ngày càng lạc hậu và thụt lùi như thế. Chỉ tội người dân cứ è cổ đóng thuế vẫn cứ nghèo, chết vì tai nạn giao thông,kẹt xe,ngập lụt. Bộ giao thông vận tải không còn cách nào để giải quyết nữa sao?

    Trả lờiXóa
  39. Cái tầm quản lý!
    Thật nực cười khi ở nước đang phát triển như VN mình, GDP thu nhập đầu người còn thấp, mà giá cả, chi phí cái gì cũng cao ngất ngưởng! Cái xe ô tô chỉ là phương tiện đi lại, che mưa che nắng, giờ chỉ vì do cái tầm quản lý vĩ mô của các cấp lãnh đạo hạn chế, thấp kém, không giải quyết được triệt để vấn đề giao thông, an toàn đô thị, mới sinh ra cấm đoán, tăng các khoản lệ phí này kia để hạn chế người dân thường...
    Nên chăng, chúng ta nên nhìn nhận thực tế khả năng của mình, cái tầm, cái tâm của ta đến đâu, nếu làm được thì hãy mạnh dạn, còn không thì nên từ chức đi, cho lớp trẻ năng động lên thay, hơn là cứ bo bo giữ lấy cái ghế của mình, rồi không kiểm soát được lại hạn chế, cấm đoán dân. Thì bao giờ mới phát triển được!!!

    Trả lờiXóa
  40. Tăng là đúng
    Tại Singapore, anh bạn tôi mua chiếc xe giá 90.000 đô la Singgapore, nhưng phải trả thêm 70.000đô la nữa đễ có biển và các loại lệ phí cần thiết để có thể lái xe ra đường.
    Đó là sự điều tiết cần thiết, không cần nói nhiều, đao to búa lớn, nghị định văn bản này nọ, rồi hàng loạt ban ngành phối hợp mà vẫn không hạn chế được ùn tắc giao thông. Khi giá xe đắt, chỉ người thật cần thiết mới mua xe.
    Để hạn chế xe máy, chỉ cần thả nổi giá giữ xe, người kinh doanh trông giữ xe đạp xe máy chỉ cần đăng kí mức giá, đóng thuế VAT và thuế thu nhập doang nghiệp là xong.
    Bây giờ giá giữ xe ở Bờ hồ là 10.000 – 20.000đ, nên chỉ thật cần thiết tôi mới đi xe máy. Trước đây đi 500m cũng xe máy.
    Ở Mỹ và châu Âu, giá bãi để xe cũng tuỳ thuộc vào vị trí gần hay xa trung tâm. Ở Nga, 1 chiế xe nội địa chỉ có giá từ 5000 – 1000USD, nhưng họ phải đóng thuế hàng tháng hàng năm, như vậy chỉ có người có thu nhập đến mức nhất định mới có thể dùng xe hơi hàng ngày.
    Chỉ có nước ta mới có sự cào bằng, tạo kẽ hỡ cho “làm luật” và Nhà nước thất thu thuế.
    Cần quyết đoán, nếu ai cũng có thể đi ô tô, Hà nội sẽ có 3-5 triệu chiếc, khi đó chỗ đứng cũng không có chứ đừng nói đi. Đừng quan niệm “Quyền sở hữu tài sản” ngây ngô như vậy! Anh cứ việc mua và sở hữu, nhưng sử dụng cơ sở hạ tầng chung thì hải theo nguyên tắc chung!

    Trả lờiXóa
  41. Không giải quyết được gì
    Chủ trương tăng lệ phí trước bạ và tăng lệ phí đăng ký biển số thật sự chẳng giải quyết được vấn đề hạn chế xe cá nhân, hạn chế kẹt xe, chẳng tăng thu ngân sách vì: - Đã có tiền mua xe hơi lần đầu, thì số tăng cũng chẳng cản trở được - Chỉ thu được của người mua xe lần đầu ( đơn vị nhà nước mua cũng nhiều) - Mua bán xe cũ hiện nay, người dân đối phó bằng cách ủy quyền công chứng, nguồn thu trước bạ mua bán xe cũ mới nhiều nhưng không thu được. Chính sách này ban hành hiệu quả ít, hậu quả nhiều (thị trường xe đình trệ, khuyến khích người mua- bán xe đã qua sử dụng không đóng trước bạ)

    Trả lờiXóa
  42. Nói thật cho dù thuế nhập khẩu có hạ còn 0% thì muốn sỡ hữu một chiếc xe đơn giản như Innova thì cũng không bao giờ có cái giá dưới 700tr. Thuế nhập khẩu giảm mà thuế trước bạ tăng lên + biển số tăng lên thì giảm để làm gì, thây đổi công văn làm gì cho tiêu tốn biết bao nhiêu là tiền cho cán bộ tập huấn, cho giấy mực in công văn.

    Trả lờiXóa
  43. Dù có tăng các loại phí và thuế đăng ký xe oto ở Hà nội lên bao nhiêu lần đi nữa thi cũng không thể giảm được lưu lượng xe lưu thông ở Hà nội . Và khi đó trên đường phố Thủ đô tràn ngập xe biển số ngoại tỉnh .

    Trả lờiXóa
  44. "Gọt chân cho bằng giày"! Dân thường ơi... còn đau chân dài dài...!

    Trả lờiXóa
  45. Giải pháp sáng suốt
    Tôi đọc các ý kiến của các Bác đã nêu. Tôi thấy các bác Lãnh đạo nhà ta sáng suốt đấy chứ, vì bởi: Xe ô tô giá cao làm tiêu tang lòng ham muốn và đam mê của con người, chỉ còn cách duy nhất cố gắng học giỏi để được đi du học và cố gắng học thật giỏi để có cơ hội định cư ở nước ngoài bởi mỗi đam mê tìm cảm giác sau tay lái. Như thế vừa giảm dân số tự nhiên vừa đở phải quản lý thêm hàng loạt con người yêu nước nhưng yêu xe bị đặt lên hàng đầu? Hỏi có bao nhiêu % thanh niên có đam mê ngồi sau tay lái của cái phương tiện đã có hàng bao đời nay hằng mơ ước nhưng mơ ước cứ xa vời không ngày biết được! Kính gửi các bác xem ý kiến của cháu có hay không?

    Trả lờiXóa
  46. Vì sao tăng thuế?
    Tôi đồng ý với ý kiến anh Tấn, đã nhiều lần các nhà hoạch định chính sách tăng thuế oto với mục đích giảm ùn tắc tại hai thành phố lớn là Hà Nội & TP. HCM. Nhưng thử nhìn lại xem hiệu quả tới đâu? Vấn đề là có nên nghĩ xem Bộ Giao Thông làm sao cho các biện pháp điều tiết linh hoạt, hiệu quả hơn. Nâng cao ý thức tham gia giao thông của người dân.....
    Về việc lách luật thì đúng là các chủ xe là cá nhân hoàn toàn có thể đem xe đăng ký ở tỉnh khác rồi đem xe về TP chạy, số lượng này không hề nhỏ. Đối tượng là doanh nghiệp thì không làm được việc này vì đăng ký theo công ty. Vậy mục đích tăng thuế phải chăng là để cản bước doanh nghiệp. Nên nhớ rằng doanh nghiệp, nhà máy là sức sống của cả nền kinh tế đất nước. Tiền thu được từ việc tăng thuế không thể so sánh được với việc này đâu các nhà hoạch định bàn giấy ạ.
    Chúc mọi người tìm được đường đi khi người dẫn đường của chúng ta có vấn đề!

    Trả lờiXóa
  47. Tăng thuế , tăng phí . . .nhưng cuối cùng áp lực đấy vẫn vào người lao động - dù bạn có đi xe ô tô hay không. Hiện nay quy định 10.000đ cho 1 lươt gửi xe ô tô thì thường xuyên bạn phải trả gấp 2 ,3 lần sang năm tăng nữa bạn vẫn phải trả hơn cái gọi là "quy định" đấy thôi. Cuối cùng bị chi nhiều thì lại phải "vặt" lại bằng nhiều cách, rồi cuồi cùng lạm phát

    Trả lờiXóa
  48. Có lẽ ở một quốc gia như VN thì việc đi "xe hơi " được xem là quá " xa xỉ " vì thế mà những khổ chủ của những chiếc xe hơi luôn là nhưng đối tượng được " chăm sóc đặc " bởi từ xa xưa đã có câu " nắm kẻ có tóc không ai nắm kẻ trọc đầu " Đầu tiên là khi tham gia giao thông với một mật độ dày đặc đến "nghẹt thở" của xe máy thì chiếc xe của ta là lại quá dư thừa trên con đường , nhưng khi có va chạm thì người ta lại "nắm cổ " tài xế xe hơi Thứ hai giá xăng cũng như giá giữ xe cao ngất ngưỡng lại làm " nghẹt túi " Thứ ba chính là những chính sách mới của CP và một lần nửa những khổ chủ lại càng thêm khó thở Thứ tư chính là những chủ salon khi CP càng ngày bó hẹp con đường kinh doanh của họ bằng những thông tư được cho là đảm bảo an toàn giao thông.

    Trả lờiXóa
  49. Không chỉ tăng phí trước bạ mà phải đánh thuế về môi trường nữa . Muốn giảm xe tư nhân , tăng phương tiện công cộng mới có cơ hội giảm ung tắc giao thông . Tôi thấy ở VN phần lớn mọi người mua xe chỉ để cho oai là chính , số người này chiếm đến 50% . Họ mua xe chỉ phải nộp lệ phí một lần la xong , cũ rồi vẫn bán tốt . Nếu đánh thuế môi trường thật cao theo hang năm , vì xe càng cũ thì thải ra càng nhiều khí thải độc hại . Theo tôi số lương người mua xe đi cho oai sẽ giảm đáng kể . Thu phí môi trường cũng chỉ để công bằng xã hội thôi . Không có lý do nào người giầu đi ô tô phun khí thải ra cho người nghèo phải ngửi .

    Trả lờiXóa
  50. Giải pháp tình huống nực cười, thuế trước bạ 20%, phí cấp biển 20tr/biển. Mục đích chỉ là để giảm tắc đường. Mà các bác không nghĩ là khi họ có thể di chuyển sang tỉnh khác đăng ký rồi lại hoạt động trong thành phố. Hay sắp tới các bác ra tiếp đòn, xe biển lạ không được vào thành phố. Thiết nghĩ nếu có 1 hội bảo về quyền lợi người tiêu dùng thì các bác muốn chạy 4 bánh mới đỡ thiệt thòi nhỉ.

    Trả lờiXóa
  51. Theo tôi, thuế trước bạ và phí biển mới như vậy chưa phải là cao. TP Hà Nội nên mạnh dạn đề xuất với Chính phủ cho thu thuế trước bạ đến 50%, phí biển số xe đến 50% (không chỉ thu cứng 20 triệu như dự kiến hiện tại) đôi với xe cá nhân. Có như vậy mới hạn chế được xe ô tô cá nhân ở Hà Nội, một trong những nguyên nhân gây ra nạn tắc đường trầm trọng.
    Tất nhiên nhiều người sẽ kêu nhưng vì lợi ích chung của đại đa số nhân dân lao động ta phải hi sinh lợi ích riêng của một bộ phận còn lại. Chứ cứ tăng lắt nhắt như hiện nay thì không mục tiêu nào đạt được mà lại bị cho là chính sách không ổn định, gây khó cho kinh doanh.

    Trả lờiXóa
  52. Đây cũng là chủ trương đón đầu khi thuế NK ô tô loại dưới 10 chỗ năm 2012 sẽ hạ xuống 4%. Nhưng chắc chắn rằng, dù có năm 2018 thuế NK là 0% thì các khoản thuế khác cũng lên ầm ầm. Mọi người cứ chuẩn bị tư tưởng đi.

    Trả lờiXóa
  53. Nếu không tăng thế? giá xe rẻ như ở các nước khác thì không hiểu nó tắc đường đến đâu nữa? vì tôi nghe nói ở nước ngoài xe rẻ lắm nhất là xe cũ còn rẻ nữa? những ai đã giầu rồi muốn đi xe ô tô thì đóng góp lại cho nhà nước 1 tý thì cũng chẳng sao? Không hiểu tại sao tại TP Hồ Chí Minh thuế lại rẻ thế chứ lị? Chứ còn tăng thế nào thì nạn tắc đường cũng chưa thể giảm ngay được đâu? phải đầu tư cơ sở hạ tầng nhiều hơn nữa và ý thức của người dân nữa ??

    Trả lờiXóa
  54. Sự non kém của cán bộ quản lí
    Đó là sự non kém về nhận thức của đội ngũ cán bộ , cộng với đầu óc tư lợi của họ nên mới có những quyết định như vậy . Họ không nghĩ được rằng được mặt nọ mất mặt kia . giữa chiến lược và sách lược phải đồng bộ và thuận chiều , đây là sự không nhất quán và mâu thuẫn lẫn nhau . Và hậu quả của nó là nền công nghiệp otô của Việt nam sẽ bị bóp chết . Nhà đầu tư rồi sẽ bỏ đi để lại một hình ảnh xấu về Việt Nam

    Trả lờiXóa
  55. Khổ dân
    Lý do đưa ra để tăng các loại phí liên quanđến giao thông và phương tiện giao thông:
    - Hạn chế gia tăng phương tiện để giảm ùn tắc- Theo như các thông tin công bố thì diện tích đất giành cho giao thông ở HN& TP HCM mới có 5-6% thấp hơn khoảng 4 lần so với các đô thị trên thế giới vậy lỗi này là của ai? của dân chăng?
    - Tăng thu cho ngân sách- Tăng thu cho ngân sách để tăng cường đào đường, để xây dựng những con đường vừa cắt băng khách thành đã hư hỏng... Tăng thu ngân sách để đầu tư vào những công trình mà theo như nhiều người có trách nhiệm nói thường lãng phí it nhất khoảng 30%( chưa kể khá nhiều công trình làm xong chẳng biết để làm gì).
    Không biết mấy ông bà nghị này đại diện cho ai đây( sự thật thì biết rồi- nói cho vui thôi)

    Trả lờiXóa
  56. Có Giám Chịu Trách Nhiệm!
    Ai là người đưa ra chính sách? Có giám chịu trác nhiệm với phương án mình đưa ra như hiện nay tỷ lệ ùn tắc giao thông ở nội thành Hà Nội Và TPHCM là bao nhiêu %? sao khi tăng phí trước bạ 1 năm sẽ giảm ùn tắc bao nhiêu %? đơn giản phí tăng đó sử dụng cho việc chống ùn tắc như nâng cấp cơ sỏ hạ tầng thêm lực lượng tham gia chỉ dẫn giao thông. Chứ nếu cứ tăng không cần biết hiệu quả ra sa và không phải chịu trạch nhiệm thì tôi cũng làm lãnh đạo được.

    Trả lờiXóa
  57. Thuế nguồn thu vô tận!
    Thưa nhân dân!! Tôi là cán bộ đây! Nhân dân (ND) thử vào cái ghế của tôi xem có làm được thế không? Tôi cũng phải chịu nhiều sức ép lắm chứ, khi làm đúng thì người khác nói là công của họ còn khi làm chưa được thì họ lại đổ lỗi cho tôi. Còn người dân thì ngàn đời nay rồi, ở cái nước Đại Ngu này đã có lúc nào được sướng chưa? nếu chưa thì đó là số rồi... chạy đâu cho hết nắng!!!! Thưa ND đấy thu thuế cao như thế mà tiền cứ đi đâu ấy! tôi cũng phải dùng đủ mọi cách thì mới nuôi được 2 đứa con đang du học ở Mỹ và sắm được cái biệt thự ở TT TP. và xe thì tôi không phải mua vì tôi có xe riêng biển xanh, mà biển xanh thì ND biết rồi đó không sợ bị CA tuýt còi vì chúng tôi có vượt đèn đỏ hay đi ngược chiều thì là đi làm việc cho dân mà (tôi là lô bộc của dân đó). Còn tôi có muốn làm theo ý tôi cũng không được vì còn nhiều sếp to hơn tôi nhiều! Nếu sai ý sếp để về nhà chơi à! THôi xin ND tha lỗi! à tôi là Sếp đấy!

    Trả lờiXóa
  58. Nhìn lại các nước xung quanh mới thấy. Dân ta hầu như là đi xe máy mà không nước nào giống ta. Khách nước ngoài đến Việt Nam không quen sẽ cảm thấy một cảnh tượng giao thông ồn ào, náo nhiệt, bui khói, chen lấn...Không lẻ các người làm giao thông Việt Nam không nhận thấy trách nhiệm của mình là làm sao để người dân có mức sống cao hơn, xe hơi cũng chỉ là phương tiện không phải cả một gia tài, mơ ước, căm cụi cả đời mới có được! Hởi các nhà chức trách! Hảy để cuộc sống của người dân VN được nâng lên!

    Trả lờiXóa
  59. Thông thường, người ta trả tiền cao là để nhận được dịch vụ tốt hơn, còn ở Vn càng ngày càng làm ngược lại, cơ sở hạng tầng chật hẹp, tủn mủn, giao thông công cộng ngày càng tồi, chỉ đủ cung cấp khoảng 10% nhu cầu đi lại tại các thành phố lớn. Nhìn cơ sở hạ tầng của Thái Lan mà thèm quá, biết chừng nao VN mới bằng Thái đây. Nói thật với các bác nhà nước, các bác tăng thuế 15-20% chứ các bác có tăng 100% ngưới dân cũng phải đóng vì đâu có sự lựa chọn nào khác...

    Trả lờiXóa
  60. Nhà nước hãy thử công bố bảng so sánh giữa Việt Nam với một số nước xem thế nào:
    thứ nhất: giá xe ở Việt Nam so với giá xe tại các nước sản xuất hiện cao hơn gấp mấy lần? 3 hay 4 lần? Khoản thuế thu được từ xe là bao nhiêu hàng năm?
    thứ hai: thu nhập của người dân thấp hơn các nước đó bao nhiêu lần? 10, 20 hay 50 lần?
    thứ ba: tiền thu được từ việc thu các loại thuế (nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt, giá trị gia tăng) và các loại phí (trước bạ, cấp biển) khi người dân mua xe cuối cùng đi về đâu? phục vụ chủ yếu cho lĩnh vực nào? giao thông được đầu tư bao nhiêu từ khoản tiền này?

    Trả lờiXóa
  61. Đúng là không đâu như ở Việt Nam Tắc đường không lo cơ sở hạ tầng, không xem xét, kiểm điểm quy hoạch, lại đưa ra chiêu thức tăng phí trước bạ, phí đăng ký. Tôi xin cam đoan rằng, giải pháp này chỉ là trò đùa (mấy vị muốn tăng ngân sách của Thành phố băng cách thu tiền của những người có tiền thôi), chắc chắn sẽ không giảm được số người có đủ điều kiện mua xe và cũng khẳng định là sẽ không giảm được ùn tắc giao thông.
    Có vị lãnh đạo nào dám xin từ chức nếu tăng phí trước bạ mà không giảm được ùn tắc giao thông. Thứ Hai là: Hai thành phố lớn nhất nước, tỷ lệ ùn tắc giao thông ở Sài Gòn có khi còn cao hơn ở Hà Nội, cớ sao Hà Nội lại thu phí cao hơn ở TP HCM. Nếu muốn mua xe, tôi đem xe về các địa phương xung quanh Hà Nội (Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam,.... ) để đăng ký, xong lại mang xe về lưu thông tại Hà Nội thì các vị giải thích thế nào đây?

    Trả lờiXóa
  62. Lạm thu và không hiệu quả
    Việc nâng phí trước bạ cùng với việc nâng phí trông giữ xe ô tô thế này thì đúng là quá lạm thu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, nhà tôi ở ngoại thành, cách nơi làm 15Km, cả vợ chồng con cái cùng nhau đi một xe ô tô để tiết kiệm chi phí, vậy mà việc trông giữ xe ô - tô bị đẩy lên cao thế này (3,5 triệu/tháng trong 4 quận nội thành) thì đúng là không tính đến cuộc sống của người dân, tôi nghĩ chỉ cần sắp xếp lại tổ chức giao thông, hạn chế đi lại vào giờ cao điểm, còn có nhu cầu thì vẫn phải đi chứ.
    Tăng phí trước bạ thì tôi sẽ đăng ký tại Bắc Giang, Bắc Ninh (biển đầu 88, 99 cực đẹp, dại gì đăng ký tại Hà Nội), như vậy có cần thiết phải cấm xe ngoại tỉnh vào HN nữa không? tiếp theo là phần phí trông giữ ô - tô, nếu các pác quy định cao như vậy thì lại càng phát sinh tiêu cực thôi, cao bất hợp lý

    Trả lờiXóa
  63. Một giải pháp thật sự quá đơn giản
    Trong cuộc đời, dù giàu hay nghèo đều mơ ước đến một chiếc xe hơi. Những quyết định không mang tính chiến lược phát triển như thế này làm cho người dân càng ngày càng cảm thấy nhu cầu có một chiếc xe chở gia đình che mưa che nắng quá xa vời trong xã hội hiện nay. Tăng thuế chỉ nhằm đánh tang đi giấc mơ có một chiếc xe của đại đa số người dân, chứ không phải nhằm vào những người giàu. Cần lắm những quyết định mang tính phát triển lâu dài và chiến lược hơn là những quyết định đơn giản và thiếu giải pháp.

    Trả lờiXóa
  64. Tôi có may mắn hơn một số người, do nhu cầu thực sự tôi đã mua một chiếc xe nhỏ từ tháng 9/2010. Sau khi sử dụng thấy đó là một phương tiện giao thông văn minh,an toàn và thuận lợi, cũng từ đó tôi mong những người thân, quen của mình nhanh chóng được sở hữu phương tiện văn minh này. Nhưng có lẽ càng ngày càng khó khăn hơn. Tôi thiết nghĩ, nếu có nhu cầu thực sự mọi người vẫn không ngại bỏ thêm mấy chục triệu để sở hữu phương tiện giao thông văn minh này.

    Trả lờiXóa
  65. Quyết định vội vàng, sửa lại cũng chưa muộn
    Không quản lý được thì cấm, không quản ký được thì tăng giá để hạn chế người mua, trước đây khi không quản lý nổi xe máy thì cấm mua chiếc thứ 2...làm như vậy thì ai cũng có thể làm, cấn gì đến các cơ quan quản lý nhà nước. Tôi không hiểu những người đưa ra quyết định này có hiểu được rằng đó là việc làm không những không hạn chế sự ùn tắc mà còn kìm hãm sự phát triển của xã hội không, các cơ quan nên nghĩ cách khác đi. Thật khổng hiểu nổi một quốc gia nghèo mà lại giá ô tô đắt nhất thế giới. các nhà chức trách nghĩ gì ?

    Trả lờiXóa
  66. Nhìn nhận lại
    Nếu mức phí trước bạ như trên được áp dụng sẽ phần lớn kiềm hãm sự phát triển của ngành ô tô và điều này đi ngược với chỉ thị của Đảng và Nhà nước là phát triển ngành công nghiệp ô tô, tạo điều kiện thông thoán để người dân được sử dụng phương tiện cá nhân hiện đại. Mặc khác việc lách luật ở đây hoàn toàn không khó, khi mà người dân Hà Nội hày TP.HCM có thể sang cách tỉnh lân cận để đăng ký ô tô với mức phí tước bạ thấp hơn.

    Trả lờiXóa
  67. Đóng thêm tiền cũng được nhưng vấn đề là bài toán dài hơi hơn
    Người cần mua xe thì vẫn phải mua thôi. Tôi nghĩ tăng lên như thế cũng ko giảm được nhiều số xe tiêu thụ đâu. Các nhà lãnh đạo chắc cũng biết. Tăng thuế góp phần tăng ngân sách để phát triển hạ tầng giao thông nhưng bài toán dài hơi hơn là liệu có phát triển được hiệu quả không mới là vấn đề đáng quan tâm. Tôi nghĩ sẽ vẫn tắc và tắc, có khi còn nặng hơn bây giờ. Không có các chính sách, ưu đãi và quyết tâm thực hiện việc giãn dân, đưa trường đại học ra xa trung tâm thì VOV giao thông vẫn còn được nhiều người nghe lắm.

    Trả lờiXóa
  68. Lại đăng kí biển tỉnh khác
    Đơn giản thôi các bác ạ. Nếu không muốn giá chênh. Đăng kí biển tỉnh lân cận. Cái xe chỉ là phương tiện thôi mà. Biển số ở đâu chả được. Chẳng nhẽ biển tỉnh khác lại không được vào Hà Nội.

    Trả lờiXóa
  69. Chỉ khổ người thu nhập bậc trung
    Người giàu có điều kiện kinh tế thêm vài chục triệu thì cũng chẳng sao, chỉ khổ những người ở tầng lớp trung bình tích cóp mãi mới đủ tiền mua xe mà phải chịu hàng trăm thứ thuế. Không thể tắc đường mà đổ lỗi do có nhiều xe quá phải tìm cách hạn chế, như thế khác nào kìm hãm sự phát triển của đất nưóc đâu??

    Trả lờiXóa
  70. Cần xem lại nên chọn cách nào
    Không biết chính sách của các nước tiên tiến có giống ở Việt Nam mình không nửa. Sao không nghe mấy vị lãnh đạo của mình bàn phương án mở rộng đường, mở thêm đường sá để bớt kẹt xe. Thấy mỗi lần kẹt xe thì mấy vị toàn bàn phương án hạn chế nhập xe bằng cách tăng thuế... làm cho giá thành xe cao hơn để người dân nghèo không đủ tiền mua xe. Xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng văn minh mà bị tìm cách hạn chế hoài thì biết khi nào người Việt Nam mình được hưởng những tiện nghi do chính con người tạo ra!

    Trả lờiXóa
  71. Cả thế giới không ai giống ta:

    Có nước văn minh nào trên thế giới đang áp thuế NK giống VN???

    Các ông tìm mọi cách không cho người dân bình thường sở hữu xe ô tô, thử hỏi từ cấp THỨ TRƯỞNG trở lên có bao nhiêu người đi xe máy đi làm ???

    Nếu thời tiếp ta cũng trở lên khắc nghiệt và có TUYẾT RƠI vào mùa đông, vậy có thể bắt đa số người dân đi xe máy không ???

    Trả lờiXóa